BONG GÂN

Thương Cân  – Entorse  Sprain

Đại cương

Bong gân là trạng thái tổn thương ở dây chằng  gây nên bởi sự cử động quá mức làm khớp xê dịch đột ngột trong khoảng khắc rồi trở về vị trí, không sai khớp, gẫy xương.

Nguyên nhân

Bong gân thường xẩy ra sau 1 chấn thương làm cho 1 phía của khớp bị rách toạc ra, hoặc do đi giầy cao gót bị lật, trẹo chân…

Phân loại

Khi bị chấn thương làm toác mở khe khớp ở 1 phía nào đó thì dây chằng sẽ bị căng mạnh, có thể bị dãn dài ra 1 chút, bị rách 1 phần hoặc đứt hoàn toàn. Dựa trên các mức độ bị thương tổn khác nhau, người ta phân chia bong gân theo 3 mức độ :

. Bong gân độ I: Dây chằng chỉ bị dãn dài ra 1 ít, được coi là nhẹ.

. Bong gân độ II: dây chằng bị rách một phần, dấu hiệu nặng.

. Bong gân độ III: Dây chằng bị đứt hoàn toàn, dấu hiệu rất nặng.

Triệu Chứng

Khi bị chấn thương, người bệnh cảm thấy đau nhói như điện giật ở vùng khớp bị trẹo, sau đó khớp tê dại, không còn biết đau nữa khoảng trên dưới 1 giờ, rồi cảm giác đau nhức dần dần trở lại. Nếu nhẹ nhàng lật khớp lại giống như lúc bị chấn thương thì sẽ thấy đau nhói như điện giật.

Khi gặp các triệu chứng trên, nên nghĩ đến bong gân.

Các khớp dễ bị bong gân nhất là:

+ Khớp cổ chân, mắt cá chân.

+ Khớp gối.

+ Các khớp ngón tay.

Dù bị bong gân với mức  độ nào, người bệnh rất khó chịu vì đau. Dù khớp để nằm yên vẫn bị đau. Đó là vì các tận cùng thần kinh cảm giác hiện diện rất nhiều ở dây chằng. Khi dây chằng bị tổn thương làm kích thích thần kinh, gây ra cảm giác đau nhức.

YHCT cho là do kinh lạc mạch vùng tổn thương bị trở ngại làm cho kinh khí không lưu thông được gây đau.

E.Điều Trị

NÊN LÀM

KHÔNG NÊN LÀM

+ Để khớp bị bong gân nằm yên kê càng cao càng tốt.

+ Đắp nóng vì đắp nóng + Đắp nóng vì đắp nóng

+ Đắp nước đá hoặc nước lạnh ngay sau khi bị chấn thương nếu không có xây xát da. Nước lạnh có tác dụng làm dịu đau và gây có thắt mạch máu, giảm bớt chảy máu bớt sưng nề.

+ Không nắn kéo vùng khớp bị bong gân.

+ Đối với bong gân nhẹ ( Độ I) : chỉ cần làm cho hết đau và cho khớp nghỉ ngơi ít ngày là đủ.

+  Đối với bong gân nặng ( Độ II và III) : vừa phải làm hết đau vừa phải làm cho dây chằng bị rách hoặc đứt liền lại và bền chắc nếu không thì nạn nhân sẽ mang tật suốt đời, khớp xương sẽ bị sưng thường xuyên và cử động sẽ gây đau đớn.

1) DƯỢC

* Tạp chí Y Học Thực Hành số 211 giới thiệu :

+ Lá Ngải cứu khô 100g (nếu lá là tươi, chỉ cần giã dập), tẩm cồn hoặc rượu hoặc giấm thanh, bó vào nơi bị tổn thương. Ngày bó 1 lần. Có thể bó 2 lần nếu chỗ tổn thương đau nhiều và sưng.

Kết quả:

(Giảm đau, cơn đau dịu dần và dứt hẳn vào ngày thứ 2-3.

(Sưng nề và tụ máu dưới da rút đi nhanh chóng.

(Hồi phục chức năng: Cử động chi sớm. Sau lần bó thứ 2 người bệnh có thể đi lại nhẹ nhàng vì Ngải Cứu làm mềm gân cơ, hạn chế hiện tượng xơ hóa tổ chức, cử động được nhanh chóng.

(Rút ngắn thời gian điều trị do:

. Tanin (Ta nanh) có chất chống phù nề.

. Xineol làm giảm đau và làm mềm gân, chống quá trình xơ hóa.

. Thyon có tác dụng kích thích gân cơ, dây chằng giúp phục hồi cử động sớm.

+ Lá Tầm Gửi ( Tầm Gửi cây nào cũng được nhưng loại Tầm Gửi cây Dâu được coi là tốt nhất – Tang Ký Sinh) 100g. Khi dùng, chọn lá dài, nhiều nhánh, cành to, ký sinh ở các  cây lớn, tuốt sạch cuống, rửa, hong khô, giã nhỏ.

Lá Gấc 30g, càng non càng tốt ( về mùa thu không có lá, có thể dùng thân, cành cây) , giã nhỏ.

Gạch non, rửa sạch cho khỏi lẫn cát đất bẩn, giã nát.

Trộn chung 3 vị trên. Dùng lá Bàng hoặc lá Chuối ( nên hơ nóng cho mềm để đỡ bị rách) để trải thuốc. Đắp thuốc lên vùng bị tổn thương rồi băng chặt lại để ép nước thuốc thấm vào da. Mỗi ngày thay 1 lần.

Kết quả:

. Giảm đau rõ sau 12 giờ đắp miếng thuốc thứ nhất, bệnh nhân hết đau hoàn toàn, ngủ yên, không nhức buốt..

. Giảm sưng nề nhanh đến 50% sau khi đắp miếng  thuốc thứ I (1-2 ngày). Sau khi bó miếng thuốc thứ 2, chỗ đau trở lại bình thường gần như bên lành.

. Lúc đầu mới bó thuốc, da có thể hơi trắng, sau khi hết phù, da nhăn nheo. Một số bệnh nhân da bị dộp, phồng, nhưng các hiện tượng trên sẽ khỏi sau khi ngâm nước  muối nóng. Một số có thể bị ngứa do dị ứng thuốc.

. Thời gian điều  trị: tối đa là 6 ngày, bình thường chỉ 2-3 ngày là khỏi.

+ Cốt toái bổ tươi, hái về, bỏ hết lông tơ và lá khô, rủa sạch, giã nhỏ, xấp ít nước đắp lên chỗ đau. Thường chỉ 3 ngày đến 1 tuần là khỏi.

+ Kiến vàng 1 mớ, Dừa già, thái nhỏ (không vắt nước), xào chung, để nguội còn hơi nong nóng, bó vào nơi bong gân. Liều lượng: ½ kiến + ½ Dừa hoặc 2/3 kiến + 1/3 Dừa. Kiến càng nhiều càng tốt. Có thể bó thuốc 30-40 phút hoặc  một  giờ. Ngày 1-2 lần.

Châm Cứu

Nguyên tắc chung: Hành khí, hoạt huyết, thông lạc, chỉ thống.

Châm cứu có tác dụng làm giảm cơn đau rất nhanh chóng ngay từ phút đầu tiên sau khi châm kim vào. Đồng thời châm còn có tác dụng vận mạch, làm giảm sưng phù rất nhanh. Tác  dụng giảm đau của châm  cứu rất rõ nhất là tác dụng làm đỡ và hết sưng phù một cách rất nhanh. Chỗ sưng phù sau khi được châm kim, chỉ 24 giờ sau, vùng da đó nhăn lại vì hiện tượng phù đã rút nhanh. Một số bệnh nhân cho biết: Khi cắm kim vào, không những ê ở chỗ châm mà còn có cảm giác chuyển động đến  chỗ bị bong gân. Lúc để kim nằm yên ở các huyệt, có cảm  giác nóng rần rần như đắp nước nóng hoặc  xoa bóp quanh những điểm cắm kim, có hiện tượng vận mạch rất rõ là có 1 vùng dãn mạch mầu đỏ.

1- Tùy theo vùng bịnh mà chọn huyệt cho phù hợp.

+ Vùng gáy: Phong trì, Đại chùy, Đại trử, Hậu khê.

+ Vùng vai: Kiên ngung, Kiên trinh.

+ Vùng khủy tay: Khúc trì, Tiểu hải, Thiên tỉnh.

+ Vùng cổ tay: Dương trì, Dương khê, Dương cốc.

+ Vùng mông: Hoàn khiêu, Trật biên, Thừa phù.

+ Vùng lưng: Thận du, Đại trường du, Ủy trung.

+ Vùng đầu gối: Tất nhãn, Lương khâu, Tất dương quan.

+ Vùng mắt cá chân: Giải khê, Côn lôn, Khâu khư.

(Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học).

2- Châm Đối Xứng: Tìm điểm đau nhất ở bên đau, sau đó, châm đúng vị trí điểm đau đối xứng ở chân lành. Lưu kim 20 phút, 5 phút vê kim một lần. Thường châm 1- 2 lần là có kết quả tốt. Có khi có kết quả ngay sau khi châm.

Nhĩ nhâm

+ Châm điểm phản chiếu (A thị huyệt), Dưới vỏ, Thần môn, Thượng thận. Châm kích thích mạnh, lưu kim 10 – 30 phút. Mỗi ngày hoặc cách ngày châm 1 lần.

Á ĐÔNG
DỊCH VỤ BÁC SĨ KHÁM, CHÂM CỨU, XOA BÓP BẤM HUYỆT, TẬP VẬT LÝ TRỊ LIỆU
NẮN CHỈNH ĐỐT SỐNG #TẠI_NHÀ, #CƠ_QUAN
#người_làm_văn_phòng đang gặp:
1. Đau nhức khó chịu vùng vai gáy
2. Đau lưng, ê mỏi vung hông xuống chân
3. Người mệt mỏi, co cơ
4. Lưng bị gù, các khớp kêu lạo xạo…vv
Cơ, khớp đang quá tải, chèn ép rễ dây thần kinh, mạch máu nên #tê_bì, chóng mặt có thể dẫn đến thoát vị, teo cơ… Cần được trị liệu từng đợt.
Phòng khám cung cấp dịch vụ châm cứu, xoa bóp bấm huyệt trị liệu #tại_nhà, không đau, an toàn, hiệu quả.
Không còn tê bì nhức mỏi sau mỗi liệu trình điều trị
Đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm trong lĩnh vực cơ xương khớp đang làm việc tại tuyến trung ương: bệnh viện Nội tiết trung ương, bệnh viện Xanh Pôn, bệnh viện Tuệ Tĩnh…