1. ĐẠI CƯƠNG

Vận động hồi phục sớm là phương pháp quan trọng trong điều trị đột quỵ não. Vận động hồi phục vào thời gian “cửa sổ điều trị”, đứng lên và đi bộ sẽ góp phần cải thiện chứng tê liệt. Luyện tập vận động càng muộn thì hiệu quả luyện tập sẽ càng thấp và có nhiều biến chứng khác nhau do nằm liệt giường. Luyện tập phục hồi chức năng sau đột quỵ não trong giai đoạn cấp tính có thể tác động đến sự hồi phục sau bị bệnh. Cơ chế phục hồi chức năng bằng cách tái cấu trúc chức năng và cấu tạo của khu vực vận động và các khu vực liên quan dựa trên tính mềm dẻo của não bộ. Tính mềm dẻo sẽ thay đổi theo mức độ sử dụng phần chi bị liệt (use dependent plasticity). Tuần hoàn tốt sẽ cải thiện tình trạng tê liệt và tăng tần suất sử dụng các chi, kiểm soát sự ức chế gây ra bởi bán cầu não đối xứng.

2. TIÊU CHUẨN BẮT ĐẦU VẬN ĐỘNG HỒI PHỤC SỚM SAU ĐỘT QUỴ NÃO

2.1. NGUYÊN TẮC CHUNG

Nếu người bệnh bị rối loạn ý thức ở mức độ dễ dàng mở mắt khi có tiếng gọi thông thường, các triệu chứng thần kinh không nặng hơn trong vòng 24 giờ sau khi nhập viện, không bị bệnh tim phải cấm vận động thì có thể bắt đầu luyện tập vận động hồi phục.

  • Xuất huyết não

Trong vòng 24 giờ từ khi phát bệnh, phải kiểm tra tình trạng tăng khối máu tụ và phát hiện tràn dịch não thất ở người bệnh bằng kỹ thuật chụp CT, nếu không nhận thấy các tình trạng trên thì có thể bắt đầu vận động hồi phục. Trường hợp phẫu thuật xuất huyết não: Ngay cả trước khi phẫu thuật, nếu người bệnh bị rối loạn ý thức ở mức độ dễ dàng mở mắt khi có tiếng gọi thông thường thì vẫn có thể bắt đầu vận động hồi phục.

  • Nhồi máu não

Trễ nhất 2 ngày sau khi người bệnh nhập viện, phải thực hiện chẩn đoán ổ bệnh và loại bệnh bằng chụp MRI/MRA

» Nhồi máu não do huyết khối xơ vữa: Trường hợp chụp MRI/MRA xác định bị tắc nghẽn hoặc hẹp động mạch chủ thì có khả năng bệnh sẽ chuyển biến sang đột quỵ não tiến triển (progressing stroke), vì vậy trong 3 ~ 5 ngày từ khi phát bệnh, cần phải xác nhận xem các triệu chứng thần kinh có chuyển biến xấu hay không để bắt đầu vận động hồi phục.

» Nhồi máu ổ khuyết: Bắt đầu vận động hồi phục từ ngày chẩn đoán.

» Tắc mạch máu não do tim: Kiểm tra xem có huyết khối trong tâm nhĩ trái hay không, kiểm tra chức năng tim bằng siêu âm tim, nếu không có dấu hiệu huyết khối trong tâm nhĩ trái và suy tim thì có thể bắt đầu vận động hồi phục. Trong quá trình vận động hồi phục, luôn chú ý để phát hiện sớm nhồi máu xuất huyết.

 

2.2. TIÊU CHUẨN ĐỂ BẮT ĐẦU VẬN ĐỘNG HỒI PHỤC VÀ LUYỆN TẬP TÍCH CỰC TỪ GIAI ĐOẠN SỚM

Ý thức-2 ≤ *RASS ≤ 1
Không bị bất ổn về tinh thần cần phải trấn tĩnh trong 30 phút
Cơn đau**NRS ≤ 3 hoặc ***VAS ≤ 3
Tần số hô hấpDuy trì tần số hô hấp <35 lần/phút trong khoảng thời gian nhất định
Độ bão hòa oxyDuy trì độ bão hòa oxy ≥ 90% trong khoảng thời gian nhất định
Nồng độ oxy hít vào< 0,6
Áp lực dương cuối kỳ thở ra< 10 cmH2O
Nhịp timDuy trì nhịp tim ≥ 50 nhịp/phút hoặc ≤ 120 nhịp/phút trong khoảng thời gian nhất định
Loạn nhịp timKhông xuất hiện mới tình trạng loạn nhịp tim nghiêm trọng
Chứng thiếu máu cục bộKhông có thay đổi mới trong điện tâm đồ chẩn đoán thiếu máu cơ tim cục bộ
Huyết áp trung bìnhDuy trì huyết áp trung bình ≥ 65 mmHg trong khoảng thời gian nhất định
Liều dùng Dopamine hoặc NoradrenalineKhông tăng liều dùng trong 24 giờ

* RASS: The Richmond Agitation-Sedation Scale (Xem phần phụ lục).

** NRS: The numeric rating scale (Thang điểm số).

*** VAS: The visual analog scale (Thang điểm nhìn).

Các tiêu chuẩn khác

Người bệnh được điều trị sốc và tình trạng bệnh ổn định :

  • Người bệnh được thực hiện bài kiểm tra SAT (Spontaneous Awakening Trials – Thử nghiệm thức tỉnh tự phát và SBT (Spontaneous breathing trials – Thử nghiệm thở tự phát).
  • Không có khuynh hướng xuất huyết.
  • Không dẫn đến nguy hiểm khi vận động.
  • Áp lực nội sọ (ICP) <20cmH2O2.
  • Nhận được sự đồng ý của người bệnh hoặc gia đình người bệnh.

 

Phản ứngXuất hiện rõ tình trạng phản ứng kém
Biểu hiện tâm trạngBiểu hiện đau đớn, sắc mặt xanh xao, tím tái
Ý thứcXuất hiện rối loạn ý thức mức độ nhẹ trở lên
Sự bất ổnXuất hiện hành vi nguy hiểm
Sự vận động tùy ý của tứ chiXuất hiện tình trạng yếu tứ chi, tăng nhanh các nhu cầu hỗ trợ
Điều chỉnh tư thếXuất hiện tình trạng không thể duy trì tư thế
Khó hô hấpNgười    bệnh    than    phiền     vì    đột    ngột     khó    hô     hấp

Xuất hiện hô hấp cưỡng bức

Cảm giác mệt mỏiCảm giác mệt mỏi không thể chịu đựng (Thang đánh giá khó thở Borg sửa đổi – Borg Scale 5 ~ 8)

Người bệnh muốn dừng vận động

Người bệnh than phiền đau đớn

Nhịp thở<5 lần/phút hoặc >40 lần/phút
SpO2<88%
Mô hình hô hấpXuất hiện tình trạng hít vào đột ngột hoặc thở ra gắng sức
Máy hô hấp nhân tạoKhông đồng bộ, không ăn khớp nhịp thở
Nhịp timXuất hiện tình trạng giảm nhịp tim, nhịp tim chậm sau khi bắt đầu vận động <40 lần/phút hoặc >130 lần/phút
Kiểm tra điện tâm đồĐiện tâm đồ chuyển sang nhịp mới, nghi ngờ thiếu máu cục bộ cơ tim
Huyết ápHuyết áp giai đoạn tâm thu >180mmHg

Giảm 20% huyết áp giai đoạn tâm thu hoặc giai đoạn tâm trương

Áp lực động mạch trung bình <65mmHg hoặc >110mmHg

2.3. TIÊU CHUẨN ĐỂ DỪNG VẬN ĐỘNG HỒI PHỤC VÀ LUYỆN TẬP TÍCH CỰC TỪ GIAI ĐOẠN SỚM

2.4. CÁC TRƯỜNG HỢP PHẢI DỪNG LUYỆN TẬP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ CHỜ ĐẾN KHI HỒI PHỤC MỚI BẮT ĐẦU LUYỆN TẬP LẠI

 Khi nhịp tim vượt quá 30% trước khi vận động: Khi đã nghỉ ngơi trong 2 phút mà nhịp tim vẫn không quay trở lại mức từ 10% trở xuống thì phải dừng luyện tập phục hồi chức năng sau đó, hoặc chuyển sang luyện tập thật nhẹ nhàng

‚ Khi nhịp tim vượt quá 120/phút

ƒ Khi xuất hiện ngoại tâm thu từ 10 lần/phút trở lên

„ Khi xuất hiện tình trạng đánh trống ngực, hụt hơi nhẹ

CÁC TRƯỜNG HỢP KHÁC CẦN PHẢI CHÚ Ý

 Xuất hiện tình trạng có máu trong nước tiểu

‚ Khi người bệnh bị tăng lượng đờm

ƒ Khi người bệnh bị tăng cân

„ Khi người bệnh cảm thấy mệt mỏi

… Khi người bệnh chán ăn hoặc đói

† Khi tình trạng phù nề ở chi dưới trầm trọng hơn

3. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý TRONG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG GIAI ĐOẠN CẤP

Trong quá trình tập phục hồi chức năng trong giai đoạn cấp cần lưu ý một số điểm để phát hiện và xử trí kịp thời.

  • Khi tập cho người bệnh ngồi dậy, đứng lên từ tư thế nằm ngửa, do tác động của trọng lực, máu sẽ di chuyển đến các chi dưới và các bộ phận ở vùng bụng, làm cho lượng máu trở về tim giảm khoảng 30% gây hạ huyết áp tư thế.

» Khi đột qụy não, sự điều tiết này khó được thực hiện, đặc biệt là trong giai đoạn cấp tính.

» Người bệnh khó cử động do bị liệt, lực cơ suy giảm do nằm bất động trên giường trong thời gian dài. Do đó giảm sự hồi lưu tĩnh mạch bằng bơm cơ, dễ xảy ra tích tụ máu ở nửa dưới cơ thể.

» Do đó khi muốn tập cho người bệnh thay đổi tư thế hoặc vận động hồi phục, cần thường xuyên đo huyết áp và lắng nghe những than phiền của người bệnh, thận trọng khi nâng đỡ bằng các bài tập phù hợp và tăng dần.

  • Luôn theo dõi huyết áp và các chỉ số sinh tồn trong quá trình tập phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ giai đoạn sớm

» Khi huyết áp hạ ở người bệnh nhồi máu não, cần kiểm tra kích thước khu vực nhồi máu có tăng không hay ổ nhồi máu có chuyển dạng xuất huyết bằng chụp CT hoặc cộng hưởng từ (MRI).

» Khi huyết áp tăng ở người bệnh xuất huyết não, cần kiểm tra tình trạng xuất huyết não và hiện tượng tràn dịch não cấp tính bằng chụp CT hoặc cộng hưởng từ (MRI).

» Khi huyết áp không ổn định (lên xuống huyết áp) ở người bệnh xuất huyết não dưới màng nhện cần kiểm tra sự tái vỡ mạch máu não, có thắt mạch máu não, bất thường điện tâm đồ hay hạ natri máu bằng các xét nghiệm chuyên khoa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Hickmann CE, et al. Teamwork enables high level of early mobilization in critically ill patients. Ann Intensive Care. 2016 Dec;6(1):80. doi: 10.1186/s13613-016-0184-y. Epub 2016 Aug 24.
  2. Denehy L, et al. Ten reasons why ICU patients should be mobilized early. Intensive Care Med. 2016 Aug 25
  3. Bernhardt J, et al. Early rehabilitation after stroke. Curr Opin Neurol. 2016 Nov 10
  4. Mohamed D Hashem, RESPIRATORY CARE • JULY 2016 VOL 61 NO 7
  5. Tài liệu tham khảo từ chương trình hỗ trợ đào tạo của NCGM – Nhật Bản

Nguồn sách : “Chăm sóc và phục hồi chức năng sau đột quỵ” tác giả PGS.TS Lương Tuấn Khanh

Sau khi bệnh nhân bị tai biến mạch máu não xuất viên, được Bác sĩ ở viện chỉ định là về nhà tập Phục hồi chức năng. Tôi gặp rất nhiều bệnh nhân tình trạng liệt khá nặng: Có bệnh nhân nằm tại chỗ chưa đi lại được, đặt sonde dạ dày; có bệnh nhân có bệnh nền tim mạch, có bệnh nhân cao tuổi sức khoẻ rất yếu. Đa phần Bác sĩ ở viện chỉ dặn bệnh nhân là không được tập qúa sức hoặc khi mệt thì nghỉ. Việc này khiến nhiều bạn Kĩ thuật viên tập tại nhà và người nhà e ngại, chỉ dám tập nhẹ nhàng vì vậy hiểu qủa rất châm.
Đối với những bệnh nhân như vậy khi điều trị tại nhà tôi sẽ đo huyết áp, nhịp tim, máy đo sp02( những BN hay bị khó thở)  trước khi tập và sau khi tập, lưu ý về các triệu chứng hồi hộp trống ngực, hụt hơi, phù nề…  Để người nhà và bệnh nhân có thể an tâm  tập luyện và khi nào thì mới lên dừng tập. Do đó bệnh nhân rất yên tâm để tập và thu lại hiểu qủa tốt hơn.

Á ĐÔNG
DỊCH VỤ BÁC SĨ KHÁM, CHÂM CỨU, XOA BÓP BẤM HUYỆT, TẬP VẬT LÝ TRỊ LIỆU
NẮN CHỈNH ĐỐT SỐNG #TẠI_NHÀ, #CƠ_QUAN
#người_làm_văn_phòng đang gặp:
1. Đau nhức khó chịu vùng vai gáy
2. Đau lưng, ê mỏi vung hông xuống chân
3. Người mệt mỏi, co cơ
4. Lưng bị gù, các khớp kêu lạo xạo…vv
Cơ, khớp đang quá tải, chèn ép rễ dây thần kinh, mạch máu nên #tê_bì, chóng mặt có thể dẫn đến thoát vị, teo cơ… Cần được trị liệu từng đợt.
Phòng khám cung cấp dịch vụ châm cứu, xoa bóp bấm huyệt trị liệu #tại_nhà, không đau, an toàn, hiệu quả.
Không còn tê bì nhức mỏi sau mỗi liệu trình điều trị
Đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm trong lĩnh vực cơ xương khớp đang làm việc tại tuyến trung ương: bệnh viện Nội tiết trung ương, bệnh viện Xanh Pôn, bệnh viện Tuệ Tĩnh…