- Tuần 1 (ngày 1 – ngày 7):
*Mục tiêu:
- Kiểm soát đau và sưng
- Chăm sóc vết mổ
- Các bài tập tầm vận động sớm
- Đạt được và duy trì tầm vận động duỗi gối bình thường
- Ngăn ngừa teo cơ tứ đầu đùi
- Tập dáng đi
- Kiểm soát đau và sưng:
Kiểm soát sưng: Sau khi ra viện về nhà, bệnh nhân nên nằm nghỉ ngơi, kê cao chân, chườm đá vùng đầu gối thường xuyên để tránh sưng
Không ngồi thõng chân thời gian dài do sẽ làm tăng sưng đầu gối và cẳng chân. Nếu cần ngồi, phải kê cao chân hơn cơ thể.
Kiểm soát đau: Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ điều trị
Khi đau và sưng đã giảm, bệnh nhân có thể bắt đầu di chuyển nhiều hơn bằng nạng
- Chăm sóc vết mổ:
Ngày đầu tiên sau mổ, vết mổ có thể sẽ chảy máu ra băng. Nếu máu chảy quá nhiều, cần thay băng cho bệnh nhân
Bệnh nhân cần tránh vận động mạnh, mang vác đồ nặng
Bệnh nhân có thể tập máy đạp xe. Đây là bài tập tốt cho cơ tứ đầu đùi. Giai đoạn này cần tránh việc đầu gối gấp quá sâu, nên sử dụng chân lành để đạp chính
Bệnh nhân cần giữ vết mổ khô ráo trong 7-10 ngày đầu tiên
Nẹp đầu gối nên được đeo cả trong lúc ngủ trong 4 tuần đầu, và bất cứ khi nào bệnh nhân đi lại trong 6 tuần đầu
III. Các bài tập tầm vận động sớm
- Duỗi gối thụ động sử dụng khăn:
Nằm ngửa, đặt cổ chân bệnh nhân lên 1 chiếc khăn cuộn sao cho đùi được nhấc khỏi mặt giường
Để chân thả lỏng, duỗi từ từ
Thực hiện 3-4 lần/ngày, 10-15 phút/lần
Bệnh nhân nên tháo nẹp gối mỗi 2-3 giờ khi thức
- Duỗi gối chủ động có hỗ trợ:
Sử dụng chân lành và cơ tứ đầu đùi để nâng thẳng chân bị đứt ACL lên, từ 90o đến 0o
Chú ý: không nên cố gắng duỗi quá sức
- Gấp đầu gối thụ động đến 90o:
Ngồi sát thành giường/ghế và thả chân ra để gấp lại từ từ
Sử dụng chân lành để đỡ và kiểm soát độ gấp
Thực hiện 4-6 lần/ngày, 10 phút/lần
Cần đạt được độ gấp gối thụ động 90o trong 5-7 ngày sau phẫu thuật
- Tập cơ tứ đầu đùi:
- Bệnh nhân cần tập co cơ tĩnh trong tư thế duỗi gối càng sớm càng tốt
Tập 3 hiệp 10 cái mỗi lần, 3 lần/ngày
Mỗi lần co cơ giữ 6 giây
Bài tập này giúp ngăn chặn sự teo cơ tứ đầu đùi và giảm sưng nề khớp gối
- Tập giơ chân thẳng có nẹp gối:
Giai đoạn đầu nên tập ở tư thế nằm. Khi cơ tứ đầu đã khỏe hơn, chuyển sang tập tư thế ngồi
Đầu tiên, co cơ tứ đầu với gối duỗi thẳng. Việc co cơ tứ đầu giúp “khóa” khớp gối ở tư thế thẳng và giảm sức ép quá mức vào dây chằng chéo trước
Khớp gối được giữ thẳng, bệnh nhân nâng dần chân lên 1 góc 45-60o, giữ 6 giây
Từ từ hạ chân xuống giường. Thả lỏng chân
Thực hiện 8 hiệp 10 lần, 3 lần/ngày
- Tập cơ Hamstrings:
Đối với bệnh nhân nối ACL bằng gân cơ Hamstrings, phải tránh duỗi cơ Hamstrings quá mức trong 6 tuần đầu sau phẫu thuật:
Cơ Hamstrings cần 6 tuần để hồi phục, nếu duỗi quá nhiều sẽ gây co cơ dẫn đến đau tăng
Để tránh làm tổn thương cơ Hamstrings, nên gấp gối mỗi khi làm các hoạt động như đeo tất, đi giày, cúi nhặt đồ…
- Bài tập trượt gót chân:
Trượt gót chân dọc theo mặt giường để co chân lại gần mông. Giữ 5 giây
Trượt gót chân dọc theo mặt giường để duỗi chân. GIữ 5 giây
Trong những giai đoạn sau của phục hồi chức năng, bệnh nhân có thể dùng tay để kéo chân lại gần mông
Bài tập trên chỉ tập khi bệnh nhân phẫu thuật nối ACL bằng gân bánh chè
- Ngày 8-10:
*Mục tiêu:
- Vật lý trị liệu
- Duy trì tầm vận động tối đa
- Quay trở lại làm việc
- Vật lý trị liệu và duy trì tầm vận động:
Tiếp tục tập các bài co cơ tĩnh, nâng chân thẳng, gấp gối chủ động và duỗi gối chủ động có hỗ trợ
Quan trọng: Bỏ nẹp gối 4-6 lần/ngày, 10-15 phút/lần để duy trì tầm vận động duỗi gối tối đa
- Quay lại làm việc:
Nếu bệnh nhân làm công việc văn phòng, bàn giấy: khoảng 5-10 ngày sau phẫu thuật, khi mức độ đau đã giảm, bệnh nhân có thể quay lại làm việc và đi lại bằng nạng
Nếu bệnh nhân làm những công việc cần đi lại, vận động tay chân nhiều, mức độ nặng, cần nghỉ ngơi ít nhất 6-12 tuần mới được quay lại làm việc
- Tuần 3:
*Mục tiêu:
- Duy trì tầm vận động duỗi gối tối đa (*)
- Đạt được tầm vận động gấp gối 100-120o
- Tăng sức cơ đủ để không phụ thuộc nẹp gối (*)
- Kiểm soát sưng nề
- Duy trì tầm vận động duỗi gối tối đa:
Tiếp tục tập các bài co cơ tĩnh, nâng chân thẳng, gấp gối chủ động và duỗi gối chủ động có hỗ trợ
Tiến dần đến tầm vận động gấp gối 90-100o
- Tăng sức cơ, kiểm soát cơ:
- Bài tập Squats một phần:
Đặt 2 chân rộng bằng vai, mũi chân hơi hướng ra ngoài
Bám vào thành bàn để giữ thăng bằng, từ từ hạ mông xuống thấp và ra sau
Giữ 6 giây rồi lặp lại động tác
Thực hiện 3 hiệp 10 cái mỗi ngày
- Bài tập kiễng chân:
Bám tay vào thành bàn để giữ thăng bằng, nhẹ nhàng kiễng chân lên và giữ thăng bằng với mũi chân
Giữ 6 giây rồi từ từ hạ xuống
Thực hiện 3 hiệp 10 cái mỗi ngày
- Tiếp tục sử dụng nẹp gối khi đi lại kể cả khi cơ lực đã tăng để bảo vệ dây chằng
- Giảm sử dụng nạng khi bệnh nhân đã có thể dồn trọng lực lên chân và có dáng đi bình thường
- Tiếp tục tập với máy đạp xe:
Tăng dần độ nặng khi khả năng đạp với chân bệnh đã cải thiện (5-6 tuần sau phẫu thuật), sao cho sau khi tập xong thấy cơ mỏi.
Mục tiêu là tăng dần thời gian đạp xe, bắt đầu từ 5 phút lên tới 20 phút mỗi lần tập
- Tuần 3-4:
*Mục tiêu:
- Tầm vận động tối đa
- Tăng sức cơ với các bài tập
- Tầm vận động cần đạt được trong giai đoạn này là duỗi 0o và gấp 100-120o
- Tiếp tục tập co cơ tĩnh và nâng chân thẳng
- Tiếp tục tập Squats một phần và kiễng chân
- Nếu có điều kiện tới phòng Gym:
- Tập với máy đạp xe. Chỉnh độ cao sao cho đầu gối không bị gấp/duỗi quá nhiều. Tăng dần độ nặng theo sức chịu đựng. Tập 15-20 phút/ngày
- Tập với máy đạp chân để tập cơ tứ đầu đùi. Tập trong tầm 70-0o
- Tập máy gập cẳng chân để tập cơ Hamstrings. Bài tập này nên để tới tuần 8-10 nếu bệnh nhân phẫu thuật bằng gân cơ Hamstrings
- Tập bơi
- Tuần 4-6:
*Mục tiêu:
- Tầm vận động gấp gối đạt từ 125o tới bình thường
- Tiếp tục tập sức cơ
- Tầm vận động gấp gối nên đạt được từ 125o tới bình thường. Có thể dùng tay kéo đầu gối gấp lại để tăng tầm vận động
- Tiếp tục tập cơ tứ đầu, nâng chân thẳng, Squats 1 phần, kiễng chân, máy đạp xe,…
- Tập với ván thăng bằng (các bài tập thăng bằng). Những bài tập này giúp tăng khả năng giữ thăng bằng và khả năng định vị cơ thể trong không gian
- Tuần 6-12:
*Mục tiêu:
- Tầm vận động gấp gối 135o
- Tập sức khỏe cơ, sức bền cơ
- Máy đi bộ
- Tiếp tục tập cơ tứ đầu, nâng chân thẳng, Squats 1 phần, kiễng chân, máy đạp xe,…
- Bệnh nhân phẫu thuật với gân cơ Hamstrings có thể tập gấp gối ở tư thế ngồi. Nếu cảm thấy đau cần giảm độ nặng của bài tập
- Tiếp tục tập các bài tập thăng bằng
- Tiếp tục tập bơi
- Tập với máy đi bộ (mặt phẳng ngang)
- Bắt đầu tập đạp xe trên đường bằng
- Tuần 12-20:
*Mục tiêu:
- Tập sức khỏe cơ, sức bền cơ
- Tập đi bộ, chạy bộ nhẹ
- Tập các bài tăng độ nhanh nhẹn
- Tập tất cả các bài của chương trình tuần 6-12
- Tập đi bộ tiến thẳng, lùi thẳng và chạy bộ nhẹ nhàng
- Tập các bài tăng độ nhanh nhẹn
- Sau 6 tháng:
*Mục tiêu:
- Quay lại các môn thể thao
Để quay lại chơi thể thao, bệnh nhân cần:
- Sức cơ tứ đầu đùi và cơ Hamstrings đạt 80% chân bình thường
- Tầm vận động bình thường
- Không sưng nề
- Sức khỏe, sức bền ổn định
- Hoàn thành được 1 chương trình chạy bộ.
Nguồn Dịch và tổng hợp từ sách : Acl reconstruction rehabilitation protocol
Á ĐÔNG
DỊCH VỤ BÁC SĨ KHÁM, CHÂM CỨU, XOA BÓP BẤM HUYỆT, TẬP VẬT LÝ TRỊ LIỆU
NẮN CHỈNH ĐỐT SỐNG #TẠI_NHÀ, #CƠ_QUAN
#người_làm_văn_phòng đang gặp:
1. Đau nhức khó chịu vùng vai gáy
2. Đau lưng, ê mỏi vung hông xuống chân
3. Người mệt mỏi, co cơ
4. Lưng bị gù, các khớp kêu lạo xạo…vv
Cơ, khớp đang quá tải, chèn ép rễ dây thần kinh, mạch máu nên #tê_bì, chóng mặt có thể dẫn đến thoát vị, teo cơ… Cần được trị liệu từng đợt.
Phòng khám cung cấp dịch vụ châm cứu, xoa bóp bấm huyệt trị liệu #tại_nhà, không đau, an toàn, hiệu quả.
Không còn tê bì nhức mỏi sau mỗi liệu trình điều trị
Đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm trong lĩnh vực cơ xương khớp đang làm việc tại tuyến trung ương: bệnh viện Nội tiết trung ương, bệnh viện Xanh Pôn, bệnh viện Tuệ Tĩnh…
Leave A Comment