Bệnh viên 1A là bệnh viên chuyên PHCN và chỉnh hình tại tp HCM. Tại thời điểm này, sự tham gia đa ngành trong chăm sóc, hỗ trợ người bệnh và nhiễm bệnh covid 19 là rất cần thiết. Thật tiếc, YHCT vẫn chưa có các động thái phù hợp để tham gia công tác này. Hi vọng, việc tham khảo hoạt động của ngành PHCN sẽ dẫn đường cho các hoạt động chuyên ngành khác cùng tham gia.
Bài tập trên đang được khuyến cáo cho “người nhiễm”, có thể tạm hiểu là F0 không có triệu chứng. Nhưng chúng ta giúp gì được cho bệnh nhân có triệu chứng ở các mức độ khác nhau? Ngoài ra, còn PHCN cho các bệnh nhân có di chứng sau khi nhiễm bệnh.
Nội dung sau đây được trích từ đường link https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/long-term-effects.html- tôi không rõ lắm về cơ sở của đường link này nhưng các nội dung được nêu thì phù hợp với nhiều thông tin mà tôi đã nhận được (chủ yếu qua báo tiếng Việt) và có tính khái quát. Bài viết được viết lại cho phù hợp hơn về mặt ngôn ngữ và chuyên môn (vì tôi là BS chuyên khoa Tâm Thần). Tôi lưu ở đây để hi vọng chúng ta tìm kiếm thêm các giải pháp hỗ trợ từ YHCT với xoa bóp bấm huyệt trên bệnh nhân mức độ nhẹ hay tập dưỡng sinh ở người nhiễm bệnh.
Tổng Quan
Mặc dù hầu hết những người mắc COVID-19 trở nên khỏe hơn chỉ trong vòng vài tuần kể từ khi nhiễm bệnh, một vài người lại gặp phải các tình trạng hậu COVID. Tình trạng hậu COVID là một loạt các vấn đề về sức khỏe mới, đang tái phát hoặc đang diễn ra mà mọi người có thể gặp phải trong khoảng bốn tuần trở lên sau lần đầu tiên bị nhiễm vi-rút gây ra COVID-19. Thậm chí những người không có các triệu chứng COVID-19 trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần sau khi bị nhiễm, cũng có thể có các tình trạng hậu COVID . Các tình trạng này có thể có nhiều loại và có thể kết hợp nhiều bệnh trạng trong thời gian khác nhau.
Tình trạng hậu COVID có thể được biết đến như di chứng COVID, hội chứng COVID kéo dài, COVID-19 hậu cấp tính, tác động lâu dài của COVID hoặc COVID mãn tính. CDC và các chuyên gia trên toàn thế giới đang nỗ lực tìm hiểu thêm về các ảnh hưởng ngắn hạn và dài hạn đối với sức khỏe liên quan đến COVID-19, người nào bị mắc và tại sao.
Các loại tình trạng sau khi mắc COVID
Các triệu chứng mới hoặc đang tiếp diễn
Không giống với một số loại bệnh khác, di chứng chỉ có xu hướng xảy ra ở những người đã mắc bệnh nghiêm trọng, các triệu chứng hậu COVID-19 có thể xảy ra với bất kỳ ai đã bị COVID-19, ngay cả khi bị bệnh nhẹ, hoặc thậm chí ban đầu không có triệu chứng. Mọi người thường báo cáo rằng họ có các triệu chứng khác nhau sau đây:
- Khó thở hoặc hụt hơi
- Mệt mỏi hay chóng mặt
- Các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn sau khi hoạt động thể chất hay trí não
- Khó suy nghĩ hay tập trung (đôi khi còn được gọi là “sương mù não”)
- Ho
- Đau ngực hoặc dạ dày
- Đau đầu
- Tim đập nhanh hoặc đập thình thịch (còn được gọi là trống ngực)
- Đau cơ hay khớp
- Cảm giác tê râm ran
- Tiêu chảy
- Gặp vấn đề về giấc ngủ
- Sốt
- Chóng mặt khi đứng dậy (choáng váng)
- Phát ban
- Thay đổi tâm trạng
- Thay đổi về vị giác và khứu giác
- Thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt
Ảnh hưởng đa cơ quan của COVID-19
Một số người đã từng mắc các bệnh nghiêm trọng do COVID-19 gặp phải các ảnh hưởng đa cơ quan hoặc bệnh tự miễn dịch trong một thời gian dài kèm theo các triệu chứng kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau khi mắc COVID-19. Ảnh hưởng đa cơ quan có thể ảnh hưởng hầu hết, nếu không phải là tất cả, hệ thống cơ thể, bao gồm các chức năng tim, phổi, thận, da và não. Các tình trạng tự miễn xảy ra khi hệ miễn dịch của bạn tấn công các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể do nhầm lẫn, gây viêm (sưng đau) hoặc tổn thương mô ở những bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng.
Mặc dù rất hiếm nhưng một số người, chủ yếu là trẻ em, gặp phải hội chứng viêm đa hệ thống (MIS) trong hoặc ngay sau khi nhiễm COVID-19. MIS là tình trạng khi đó các bộ phận cơ thể khác nhau có thể bị viêm. MIS có thể dẫn đến các tình trạng sau khi mắc COVID nếu tiếp tục gặp các ảnh hưởng đa cơ quan hoặc các triệu chứng khác.
Ảnh hưởng của việc mắc bệnh hoặc do nhập viện vì COVID-19
Nhập viện và mắc các bệnh nghiêm trọng liên quan đến phổi, bao gồm COVID-19, có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe như suy nhược nghiêm trọng và kiệt sức trong thời gian hồi phục.
Ảnh hưởng của việc nhập viện cũng có thể bao gồm hội chứng hậu săn sóc đặc biệt (PICS), tức là các ảnh hưởng sức khỏe bắt đầu khi một người ở trong phòng săn sóc đặc biệt (ICU) và có thể vẫn còn sau khi xuất viện. Những ảnh hưởng này có thể gồm suy nhược nghiêm trọng, các vấn đề về suy nghĩ và phán đoán – và rối loạn stress sau sang chấn (PTSD). PTSD bao gồm các phản ứng lo âu hoặc trầm cảm kéo dài đối với một sự kiện cực kỳ căng thẳng.
Một số triệu chứng xuất hiện sau khi nhập viện tương tự với những triệu chứng mà những người ban đầu có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng gặp phải nhiều tuần sau khi mắc COVID-19. Có thể khó nhận biết liệu những triệu chứng này là do ảnh hưởng của việc nhập viện, tác động kéo dài của vi-rút hay do cả 2 yếu tố này . Những tình trạng này cũng có thể phức tạp do các tác động khác liên quan đến đại dịch COVID-19, bao gồm các ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần do bị cô lập, tình hình kinh tế tiêu cực và thiếu khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe để quản lý các bệnh tiềm ẩn. Những tác nhân này ảnh hưởng tới cả những người đã từng mắc hoặc chưa từng mắc COVID-19.
Á ĐÔNG
DỊCH VỤ BÁC SĨ KHÁM, CHÂM CỨU, XOA BÓP BẤM HUYỆT, TẬP VẬT LÝ TRỊ LIỆU
NẮN CHỈNH ĐỐT SỐNG #TẠI_NHÀ, #CƠ_QUAN
#người_làm_văn_phòng đang gặp:
1. Đau nhức khó chịu vùng vai gáy
2. Đau lưng, ê mỏi vung hông xuống chân
3. Người mệt mỏi, co cơ
4. Lưng bị gù, các khớp kêu lạo xạo…vv
Cơ, khớp đang quá tải, chèn ép rễ dây thần kinh, mạch máu nên #tê_bì, chóng mặt có thể dẫn đến thoát vị, teo cơ… Cần được trị liệu từng đợt.
Phòng khám cung cấp dịch vụ châm cứu, xoa bóp bấm huyệt trị liệu #tại_nhà, không đau, an toàn, hiệu quả.
Không còn tê bì nhức mỏi sau mỗi liệu trình điều trị
Đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm trong lĩnh vực cơ xương khớp đang làm việc tại tuyến trung ương: bệnh viện Nội tiết trung ương, bệnh viện Xanh Pôn, bệnh viện Tuệ Tĩnh…
Leave A Comment