Siêu âm được sử dụng rộng rãi để điều trị và có nhiều hiệu quả tốt. Trong nhiều trường hợp, mặc dầu có hiệu quả cao nhưng siêu âm không hẳn đã vượt trội hơn các phương pháp điều trị vật lý khác. Giá trị của siêu âm trị liệu trong những trường hợp này là tạo nên phương pháp điều trị xen kẽ với các phương thức khác.

Siêu âm có ưu điểm hơn trong các trường hợp sau :

  1. Chấn thương và tình trạng viêm. 
  • Siêu âm làm cho sự hấp thụ dịch tăng và sự tạo thành mô kết dính giảm
  • Tác dụng giảm đau cho phép sử dụng sớm hơn phần cơ thể bị chấn thương. Tuy nhiên vận động tập có thể gây ra tai biến khi triệu chứng đau thoái triển dưới tác dụng của siêu âm.
  • Gia tăng sự cung cấp máu giúp cho mô mau lành và hiệu quả tương tự có thể được áp dụng trong những tình trạng viêm như viêm bao khớp, viêm hoạt dịch và viêm gân.
  • Siêu âm có nhiều hiệu quả hơn các phương pháp nhiệt khác đối vi xương và khớp, đặc biệt là trong trường hợp viêm cột sống dính khớp.

                              siêu âm trị liệu chấn thương, tình trạng viêm 

  1. Mô sẹo.
  • Siêu âm làm mềm được mô sẹo. Phương pháp này được áp dụng cho cả sẹo ở cạn hay ở những mô sợi nằm sâu hơn. Mô sợi bao gồm cả sự chai cứng theo sau bướu máu, nhọt hay những tổn thương tương tự. Nó cũng bao gồm co rút Dupuytren và viêm cân gan chân dễ làm mềm mô sẹo, sử dụng siêu âm có hiệu quả hơn các phương pháp khác.

               Trước điều trị siêu âm làm mềm mô sẹo  Sau điều trị siêu âm làm mềm mô sẹo 

CÁC TAI BIẾN VÀ CÁCH ĐỀ PHÒNG. 

Các tai biến thật sự ít xảy đến nếu điều trị đúng phương pháp và kỹ thuật: Điều kiện căn bản để điều trị một cách an toàn là không làm đau bệnh nhân.

Các tai biến chính là :

  1. Bỏng. 
  • Bỏng nhiệt xảy ra do sử dụng siêu âm với cường độ quá lớn, do không di chuyển đầu đầu biến năng (đầu dò siêu âm ) hoặc do đầu dò siêu âm tiếp xúc không đồng đều với mô.
  • Bỏng cũng xảy ra khi điều trị trên một mẩu xương, ở đây có sự chiếu qua lại của  sóng siêu âm giữa mẩu xương và đầu dò siêu âm làm năng lượng tập trung trên một vùng nhỏ.
  • Để tránh bỏng, trong khi điều trị không được gây sự khó chịu cho bệnh nhân. Cảm giác nóng quá độ không được xảy ra cũng như đau nhức vì mỗi tình trạng trên cho biết rằng có sự tăng nhiệt ở mô sâu
  • Phải thử cảm giác nóng lạnh trước khi điều trị lần đầu và nếu cảm giác này bị rối loạn thì điều trị phải hết sức thận trọng.
  • Các điểm xương dưới da phải tránh, đầu dò siêu âm phải di chuyển và tiếp xúc tốt với mô.
  • Nguy cơ do bỏng được giảm thiếu khi dùng siêu âm ngắt quãng.
  1. Sinh hốc. ( tạo hốc)
  • Với liều siêu âm cường độ cao có thể gây nên hiện tượng sinh hốc.
  • Tạo hốc là do các xung siêu âm biên độ rất cao với thời gian ít hơn 50 miligiây ỏ tần số 750 kHz tạo một đám mây vi bọt tạo hốc để làm đồng đều mô đích như khối u nhưng ít tăng nhiệt. Các xung HIFU dài hơn (ví dụ như hơn 3 miligiây ở tần số 2 MHz) với cường độ rất cao có thể gây tăng nhiệt nhanh và cũng gây tạo hốc và làm sôi với bóng hơi nở rộng rất nhanh, do đó làm mô mất liên tục.   (phần chữ đỏ là phần tôi chú thích thêm)
  • Tuy nhiên, nếu liều lượng không vượt quá mức cho phép và không có một sự khó chịu nào xảy đến cho bệnh nhân thì hiện tượng này ít xảy ra.
  1. Quá liều. 
  • Sự quá liều làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh lý.
  • Cẩn thận trọng khi gia tăng liều lượng và chú ý đến các hiệu quả đã đạt được.
  1. Hỏng máy.
  •  Do không khí truyền siêu âm rất ít, nên nếu đầu điều trị tiếp xúc với không khí khi máy hoạt động thì sự phản xạ trở lại có thể làm hỏng đầu dò

Chống chỉ định- thận trọng.

  • Sóng siêu âm không được dùng để điều trị các mô đặc biệt như mắt, tai, buồng trứng, dịch hoàn.
  • Một vài tác giả cho rằng siêu âm có thể có ảnh hưởng xấu lên não bộ và tuỷ sống, hạch giao cảm, các đầu xương đang tăng trưởng. Không được áp đầu biến năng lên tử cung mang thai. Nếu tuần hoàn kém thì tai biến giống như những tác nhân điều trị bằng nhiệt khác. Nếu cần thiết thì sử dụng siêu âm với cường độ thấp.
  • Siêu âm cũng không được dùng cho các bướu tân tạo (ung thư) để tránh di căn, cũng không sử dụng cho các nơi nhiễm trùng vì có thể làm  nhiễm trùng lan rộng

Bài này mình trích từ “Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng”, tác giả là GS.TS Nguyễn Xuân Nghiên. Khi đi thực tập ở viện, điều trị cho bệnh nhân bằng phương pháp siêu âm, thì nhiều bệnh nhân hay hỏi “siêu âm này giống với siêu âm thai, siêu âm ổ bụng à cháu”. Lúc đó  mình chưa biết trả lời thế nào. Sau này tìm hiểu thì mới biết, khác với ứng dụng siêu âm để chẩn đoán- có mức cường độ sóng phát ra thấp, đủ để tạo hình ảnh- siêu âm trong điều trị thì cường độ lớn để gây ra các tác dụng vật lý, sinh lý trên mô cơ thể với mức đã được nghiên cứu kỹ.

Khi mình mới ra trường đi làm cho 1 phòng khám tư nhân, khi phòng khám đông khách, thấy bạn kĩ thuật viên ở đó hay cho luôn bệnh nhân bị đau khớp gối do thoái hoá khớp tự cầm đầu dò, di xung quanh khớp gối. Việc dùng đầu dò tưởng như rất dễ, cầm đầu dò di qua đi lại vùng đau thôi mà. Nhưng khi làm như vậy không tốt đâu. Bệnh nhân thường mắc phải 2 lỗi sai quan trọng, ảnh hưởng đến tác dụng của liệu pháp siêu âm. Thứ nhất là di chuyển không đều tay, nếu bôi gel không đủ nữa thì đầu tiếp xúc bị hở nhiều, nhiều không khí ở giữa, dẫn đến giảm hiệu qủa điều trị, rồi có thể gây bỏng nhiệt, và còn có thể làm hỏng máy. Thứ hai là di chuyển vào đầu xương,  sóng siêu âm sẽ  sẽ tạo ra lượng nhiệt lớn gây bỏng. Vì vậy không  được tùy tiện cho bệnh nhân tự dùng máy siêu âm.

Á ĐÔNG
DỊCH VỤ BÁC SĨ KHÁM, CHÂM CỨU, XOA BÓP BẤM HUYỆT, TẬP VẬT LÝ TRỊ LIỆU
NẮN CHỈNH ĐỐT SỐNG #TẠI_NHÀ, #CƠ_QUAN
#người_làm_văn_phòng đang gặp:
1. Đau nhức khó chịu vùng vai gáy
2. Đau lưng, ê mỏi vung hông xuống chân
3. Người mệt mỏi, co cơ
4. Lưng bị gù, các khớp kêu lạo xạo…vv
Cơ, khớp đang quá tải, chèn ép rễ dây thần kinh, mạch máu nên #tê_bì, chóng mặt có thể dẫn đến thoát vị, teo cơ… Cần được trị liệu từng đợt.
Phòng khám cung cấp dịch vụ châm cứu, xoa bóp bấm huyệt trị liệu #tại_nhà, không đau, an toàn, hiệu quả.
Không còn tê bì nhức mỏi sau mỗi liệu trình điều trị
Đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm trong lĩnh vực cơ xương khớp đang làm việc tại tuyến trung ương: bệnh viện Nội tiết trung ương, bệnh viện Xanh Pôn, bệnh viện Tuệ Tĩnh…